Tin tức

Thành Phần Và Nguyên Lý Hoạt Động của Trạm Cân Ô Tô

1.Các thành phần chính của trạm cân ô tô

1.1 Nền Móng :Được chia làm hai loại móng nổi và móng chìm tùy thuộc vào nhu cầu và diện tích lắp đặt trạm cân tuy nhiên phải đảm bảo sử dụng nền móng bê tông có kết cấu vững chắc không sụt lún,

  •      Móng chìm : xây dựng móng nằm thấp hơn so với  mặt bằng di chuyển của phương tiện với ưu điểm tiết kiệm diện tích chung của trạm cân.tuy nhiên việc thi công cần chú ý đường thoát nước và các vị trí thao tác cho công tác vệ sinh bảo dưỡng thiết bị sau này.

 

 

  •  Móng nổi: móng được xây dựng bằng hoặc cao hơn mặt bằng di chuyển của phương tiên với ưu điểm thao tác vệ sinh bảo dưỡng  trạm cân dễ dàng,tuy nhiên sẽ tốn thêm diện tích xây dựng thêm phần đường dẫn cho phương tiện lên sàn cân.

 

1.2  Sàn cân: đây là phần  cấu tạo ra bề mặt dẫn động cho phương tiện di chuyển.tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng chúng ta có thể tùy chỉnh sàn thép hoặc sàn bê tông cốt thép sao cho kết cấu vững chắc đảm bảo không bị biến dạng hay mài mòn trong quá trình sử dụng.

1.3. Cảm Biến Tải Trọng:Thành phần chính của trạm cân để thực hiện phép đo  là cảm biến tải trọng (loadcell).Cảm biến tải trọng là bộ phận chuyển đổi lực thành đầu ra điện áp hoặc tín hiệu số có thể đo được.phân loại theo  tín hiệu đầu ra sẽ có 2 loại chính là loadcell analog và loadcell digital

  • Loadcell analog : Là loại chuyển đổi giá trị lực thành tín hiệu điện áp.loadcell analog có giá thành rẻ. có thể kết hợp với các loại đầu cân analog khác nhau.tuy nhiên tín hiệu nhỏ dễ bị tổn hao,dễ bị ảnh hưởng bới thời tiết,môi trường gây nhiễu  sai số, khoảng cách truyền tín hiệu ngắn ngắn .khó xác định được lỗi khi hỏng.
  • Loadcell digital: là loại chuyển đổi giá trị lực sang tín hiệu tín hiệu số bao gồm thông tin nhị phân (giá trị bằng 0 và số 1) giống như máy tính sử dụng,Do dữ liệu nhị phân không dễ bị nhiễu từ tần số vô tuyến, điện từ, nhiệt độ, và các mối nguy hiểm khác nên luồng dữ liệu nhị phân ổn định hơn và ít xảy ra lỗi cân hơn.

1.4  Thiết bị đầu cuối thường được gọi là bộ chỉ thị cân hay chỉ báo.thiết bị đầu cuối là bảng đièu khiển cho cân.nó hiển thị giá trị trọng lượng cho người vận hành và đóng vai trò là điểm kết nối cho các thiết bị ngoại vi khác như máy tính,máy in,màn hình phụ v.v.v.

1.5 .Bộ cộng tín hiệu và cáp kết nối:Tín hiệu từ cảm biến tải trọng phải được truyền tới thiệt bị đầu cuối.việc này được thực hiện thông qua 1 bộ cộng tín hiệu và cáp tín hiệu.

2.Nguyên Lý hoạt Động:

Toàn bộ phần mặt sàn nằm trên các cảm biến tải trọng (loadcell).khi xe di chuyển lên mặt sàn tác động lên các cảm biến tải trọng.khi đó các cảm biến này chuyển đổi tải hoặc lực tác dộng lên chúng thành tín hiệu điện hoặc tín hiệu số.các tín hiệu này được truyền tới bộ cộng tín hiệu sau đó được truyền tới thiết bị đầu cuối.,từ thiết bị đầu cuối ta có thể kết nối tới hệ thống máy tính  qua đó cung các ứng dụng mở rộng  giúp giám sát và tạo lập các kịch bản cân khác nhau.

Bài viết liên quan